Tên khác
– Cao tỏi đen, dầu tỏi cao cấp, tỏi khô, Đại toán, Hom kía, Co sluốn (Thái), Sluôn (Tày).
Công dụng
– Kích thích tiêu hoá, chống viêm, kháng khuẩn, ăn uống không tiêu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thấp khớp, trĩ nội, trĩ ngoại, đái tháo đường, viêm tá tràng.
Không sử dụng trong trường hợp sau
– Khi bị tiêu chảy, không nên ăn tỏi sống;
– Tỏi có tính ấm nóng, do đó, người bệnh gan không nên ăn nhiều tỏi vì sẽ làm tổn thương gan.
– Người có thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi vì có thể gây ra tình trạng loãng khí, hao máu, phát nhiệt, sinh đờm.
– Người có thị lực yếu, mắc các bệnh về mắt không nên ăn tỏi vì dễ gây viêm kết mạc, viêm bầu mắt.
Tác dụng thuốc khác
– Người đang dùng thuốc chống đông máu, điều trị HIV/AIDS không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra tình trạng tương tác, ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Không ăn tỏi cùng với thịt chó, trứng, cá trắm.
Dược lý
– Tính vị: Vị cay, tính ấm.
– Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận.
– Theo các nghiên cứu trong ngành y học hiện đại, tỏi tươi có những tác dụng sau:
– Chống ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư.
– Kháng khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm.
– Chống oxy hóa.
– Giúp xương chắc khỏe.
– Phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
– Cường dương.
– Ngăn ngừa chứng Alzheimer.
– Làm đẹp da, giảm mụn trứng cá.
Đặc điểm
– Cây thảo sống nhiều năm.
– Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá.
– Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15 – 50cm, rộng 1 – 2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
– Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi.
– Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.
– Hoa tháng 5 – 7, quả tháng 9 – 10.
Xem thêm sản phẩm có chứa hoạt chất