Bệnh tai mũi họng nói chung hiện nay rất phổ biến ở nước ta. Theo thống kê, bệnh lý này chiếm 30% các bệnh thường gặp và xảy ra ở 3 cơ quan tai, mũi, họng. Riêng các bệnh lý về mũi như: viêm mũi họng cấp, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn, do ô nhiễm môi trường và thời tiết thay đổi thất thường, nên bệnh thường xảy ra và số người mắc có huynh hướng tăng cao. Viêm mũi dị ứng còn được gọi là “viêm mũi xoang dị ứng” bởi vì các xoang mặt đều có lỗ thông với hố mũi ở tại các khe mũi và khi đã bị viêm mũi rất dễ dẫn đến viêm xoang. Viêm mũi dị ứng là bệnh có các triệu chứng như nhảy mũi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể kèm ngứa, chảy nước mắt. Còn khi bị viêm xoang, ngoài nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, nước mũi đặc màu vàng đôi khi màu xanh, còn bị nhức đầu, nhức vùng trán, vùng chẩm, ổ mắt, đau mỏi gáy (tùy vào vị trí xoang bị viêm). Các loại thuốc trị bệnh lý về mũi Mục tiêu điều trị các bệnh lý về mũi là giảm đến mức tối thiểu các triệu chứng và lựa chọn các thuốc vừa hiệu quả vừa ít có tác dụng phụ độc hại. Có nhiều nhóm thuốc trị bệnh lý về mũi và được phân ra 2 loại thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (nhỏ hoặc phun xịt vào mũi) như sau:
Loại thuốc uống
Nhóm thuốc uống kháng histamin trị dị ứng: như clorpheniramin, loratidin giúp giảm triệu chứng ngứa mũi, nhảy mũi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không có tác dụng đối với nghẹt (tắc) mũi. Loại thuốc uống nhiều tourin
Nhóm thuốc uống cường giao cảm gây co mạch: gồm ephedrin, pseudoephedrin, phenylpropanolamin, giúp thông mũi, trị nghẹt mũi tốt.
Nhóm thuốc uống glucocorticoid: như prednison, dexamethason, chỉ uống khi bị viêm mũi xoang nặng và mạn tính.
Nhóm thuốc uống kháng sinh: dùng khi bệnh lý về mũi có liên quan đến nhiễm khuẩn. Loại thuốc dùng tại chỗ (nhỏ hoặc phun xịt vào mũi): Thuốc co mạch nhỏ mũi: chứa dược chất như naphtazolin, oxymetazolin… có tác dụng thông mũi tốt nhưng chỉ nên nhỏ mũi trong thời gian ngắn 7 ngày. Lý do là nếu dùng lâu bị quen thuốc, bị hiệu ứng “dội” phải tăng liễu, nếu không tăng liều bị nghẹt mũi nặng hơn, đưa đến vòng lẩn quẩn là bị “viêm mũi do thuốc”. Đối với trẻ nhỏ, không nên dùng thuốc nhỏ mũi loại này vì có thể gây choáng, tím tái. Thuốc glucocorticoid xịt mũi: thuốc hiệu quả trong trị viêm mũi dị ứng, dùng lâu dài nhằm phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0,9% (chứa dung dịch còn được gọi là nước biển, nước muối sinh lý): có tác dụng rửa mũi, giải tỏa dịch nhầy trong mũi giúp thông thở và giảm sổ mũi. Nên dùng thuốc loại này cho trẻ con giúp thông, sạch mũi
Phòng ngừa các bệnh liên quan đến mũi
Người dễ bị bệnh liên quan đến mũi thường là người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp sau: Giữ ấm khi trời trở lạnh, tránh dùng thuốc và thực phẩm gây dị ứng; làm sạch thông thoáng môi trường để không tiếp xúc với bụi nhà, khói thuốc lá; không nuôi hoặc tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo) gây dị ứng. Không nên sử dụng cây hít mũi thường xuyên như một thói quen vì sẽ gây nghẹt mũi do thuốc. – Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Kiên trì rèn luyện thân thể, tránh uống rượu, tránh hít khói thuốc lá để nâng cao mức đề kháng của cơ thể. – Nếu cần, có thể dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Xin được nhắc lại, trẻ con không nên dùng thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch mà chỉ nên dùng dung dịch nước muối sinh lý nếu trên giúp thông, sạch mũi mới an toàn