Đái tháo đường là bệnh gì? Đại tháo đường (ĐTĐ) còn gọi là bệnh tiểu đường, là rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân, được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính đưa đến rối loạn chuyển hóa đường, đạm, mỡ mà hậu quả dẫn đến sự thiếu hụt insulin. Tùy theo tình trạng thiếu hụt insulin, người ta phân biệt có 2 loại ĐTĐ: ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2. Trong ĐTĐ týp 1, có sự thiếu insulin tuyệt đối do tế bào beta (tế bào tiết ra insulin) của tuyến tụy bị quá trình tự miễn gây hủy hoại hoàn toàn. ĐTĐ týp 1 thường xảy ra ở người trẻ tuổi, và trong điều trị, bắt buộc phải dùng thuốc insulin (vì vậy, ĐTĐ týp 1 còn được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin). Trong ĐTĐ týp 2, có sự thiếu insulin tương đối do chỉ giảm sự tiết insulin hoặc có sự đề kháng insulin không nhạy cảm, không cho tác dụng trên các cơ quan đích (như mô cơ, mô gan). ĐTĐ týp 2 thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và có thể bị béo phì. Trong điều trị ĐTĐ týp 2, thông thường không dùng đến insulin mà dùng thuốc hạ đường huyết loại uống (vì vậy, ĐTĐ týp 2 còn được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
Ngoài 2 loại ĐTĐ kể trên còn có ĐTĐ trong thai nghén là tình , rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong trạng thời kỳ mang thai. Trong đa số trường hợp ĐTĐ trong thai nghén, thai phụ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng vẫn có khoảng 30-50% có nguy cơ bị đái tháo đường thật sự. Biến chứng của bệnh ĐTĐ như thế nào? Biến chứng của ĐTĐ là có những rối loạn tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Có 2 loại biến chứng: Biến chứng cấp tính: gồm có hôn mê tăng đường huyết nhiễm ceton acid (thường gặp ở ĐTĐ týp 1 do sự xuất hiện thể ceton trong máu) và hôn mê tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu (thường gặp ở ĐTĐ týp 2 do đường huyết tăng rất cao đưa đến tăng áp lực thẩm thấu máu, có sự cô đặc máu). Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, thuộc loại cấp cứu nội khoa, tức là mạng sống của người bệnh bị đe dọa nếu không điều trị khẩn cấp, cấp cứu kịp thời. – Biến chứng mạn tính: là biến chứng xảy ra liên tục, không dễ nhận ra, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tình trạng tăng đường huyết kéo dài sẽ gây tổn thương mạch máu nhỏ (biến chứng vi mạch) và mạch máu lớn (biến chứng mạch máu lớn). Biến chứng vi mạch ở mắt gây bệnh võng mạc làm mù mắt, ở thận gây bệnh lý cầu thận có thể dẫn đến suy thận, ở thần kinh gây viêm, hủy hoại các dây thần kinh, làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng… Biến chứng mạch máu lớn có thể gây xơ vữa mạch, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên, đưa đến tỷ lệ tử vong cao ở người bệnh aura de ĐTĐ. Ngoài ra, còn có các biến chứng khác ở da, xương, rối loạn biến dưỡng..
Dựa vào đâu để biết là bị bệnh ĐTĐ? The Scop Năm 1998, WHO quy định chẩn đoán xác định ĐTĐ dựa vào 1 trong 3 tiêu chí sau đây: blus pour in 1. Đường huyết tương lúc đói (đo glucose trong huyết tương sau 8 giờ không ăn) là ≥ 126mg/dl (≥ 7mmol/l) 2. Đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose (tức đo đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g glucose) là ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) 3. Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ (tức đo bất cứ lúc nào trong ngày không tính đến thời gian của bữa ăn cuối) là ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l), kèm theo có triệu chứng điển hình của tăng đường huyết gồm uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không giải thích được. Như vậy, để biết có bị ĐTĐ hay không, nhất thiết ta phải đến bác sĩ để thăm khám và cho làm xét nghiệm đo đường trong máu mới có thể kết luận chính xác. Một số người nghĩ rằng chẩn đoán bằng cách xem nước tiểu có bị kiến bu do nước tiểu chứa đường (vì có tên bệnh là “tiểu đường” mà!) là không đúng. Khi người bệnh có đường trong nước tiểu thì thường là giai đoạn muộn, nhiều khi đã có biến chứng, đặc biệt đối với ĐTĐ týp 2. Mục tiêu trong điều trị ĐTĐ là gì? đường huyết là kiểm soát Mục tiêu khuyến cáo trong điều tri theo các tiêu chí sau: – Đường huyết tương lúc đói: nằm trong khoảng 90-130mg/dl (5-7mmol/l) – Đường huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose < 180mg/dl (10 mmol/l) Glucose trong máu gắn với các protein có trong máu tạo các sản phẩm gọi là glycosyl hóa (hoặc glycat hóa), như gắn với hemoglobin trong hồng cầu glycosyl hóa tạo thành hợp chất HbA1C. Ứng dụng trong lâm sàng, người ta đo HbA1C để theo dõi đường huyết trung bình trong khoảng thời gian nào đó từ 3-6 tháng. Vì vậy, có thể kiểm soát thêm tiêu chí sau: * . HbA1C: < 7% (nếu đo kiểm soát đường huyết tương lúc đó nhưng HbA1C còn cao thì phải hướng mục tiêu kiểm soát “đường huyết sau ăn”). la 06 me Do ĐTĐ có liên quan đến biến chứng tim mạch, cần kiểm soát thêm: – Huyết áp: < 130/80 mmHg. – Mỡ máu: LDL < 100mg/dl (< 2,6mmol/l); HDL > 40mg/dl (<1,1 mmol / l) Triglycerid 150mg / dl (<1,7mmol / l). Thuốc trị đái tháo đường týp 1 gồm thuốc gì? Trong ĐTĐ týp 1, do tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại (thường qua cơ chế rối loạn đáp ứng miễn dịch gọi là tự miễn) nên không tiết ra được insulin. Nên phải điều trị bằng thuốc chính là insulin. Insulin là một protein gồm 51 acid amin phân làm 2 chuỗi polypeptid (chuỗi A gồm 21 acid amin và chuỗi B gồm 30 acid amin) nối với nhau bởi 2 liên kết disulfid. Insulin được dùng chủ yếu dạng tiêm trong điều trị ĐTĐ týp 1 (xem như liệu pháp thay thế). Insulin còn được dùng cho người bị ĐTĐ týp 2 đã dùng thuốc viên uống nhưng không quản lý được đường huyết hoặc bị bệnh nhiễm trùng cấp tính, nhồi máu cơ tim (liệu pháp bổ sung). Đối với ĐTĐ trong thai nghén cũng phải dùng insulin bởi vì thuốc viên hạ đường huyết chống chỉ định với phụ nữ có thai
Chế độ điều trị thuốc insulin: Chế độ điều trị bao gồm dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan chia nhiều lần trong ngày kết hợp với insulin tác dụng trung gian. Có nhiều chế độ điều trị khác nhau được bác sĩ điều trị chọn nhằm phù hợp với tình trạng và đặc điểm của người bệnh. Thí dụ, trong chế độ điều trị insulin chuẩn thường dùng, người ta tiềm dưới da ngày 2 lần một hỗn hợp insulin tác dụng ngắn và insulin tác dụng trung gian, với 2/3 tổng liều trong ngày, tiêm 30 phút trước khi ăn sáng và 2 tổng liều còn lại tiêm 30 phút trước bữa ăn chiều. Hoặc trong chế độ điều trị insulin tích cực (nhằm kiểm soát và giảm tiến triển các biến chứng ở ĐTĐ týp 1), người ta tiêm insulin tác dụng ngắn 30 phút trước mỗi 3 bữa ăn và insulin tác dụng trung gian trước khi đi ngủ. Insulin cần được bảo quản trong nhiệt độ từ 2°C – 8°C (để trong tủ lạnh, không được để trong ngăn đá đóng băng). Nếu để ở nhiệt độ trên 30°C, insulin mất tác dụng điều trị. Lưu ý, không được trộn các chế phẩm insulin của các hãng sản xuất khác nhau vì thành phần tá dược có khác gây ra tương kỵ. (helm pel fog rojh nim gnù qe not lo Thuốc trị ĐTĐ týp 2 gồm các loại thuốc gì? Đối với người bệnh ĐTĐ týp 2 (đặc biệt do đường huyết khi đói > 7mmoll và < 7,8 mmol/l) thường bắt đầu điều trị bằng chế độ ăn tiết chế và luyện tập thể dục để giảm cân. Nếu thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập sau một thời gian từ 3-6 tháng mà không có kết quả sẽ phối hợp dùng thuốc hạ đường huyết uống. Hiện có 5 nhóm thuốc hạ đường huyết uống đang dùng trong điều trị. Việc lựa chọn thuốc thuộc nhóm nào sẽ do bác sĩ điều trị quyết định.
Nhóm sulfonylurea: Thuốc nhóm này có tác dụng kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết ra insulin bằng cách gây khử cực màng tế bào làm cho ion calci di chuyển vào bên trong tế bào gây phóng thích các hạt chứa insulin ra ngoài. Nhóm có 2 thế hệ: thế hệ 1 gồm clorpropamid, tolbutamid; thế hệ 2 gồm glibenclamid, glipizid, glicazid, glimepirid. Ưu điểm: giảm nguy cơ biến chứng vi mạch. Nhược điểm: gây tác dụng phụ như tăng cân, tụt đường huyết… Huệ nhi ưa thích cá mú Nhóm biguanid: Nhóm này hiện này chỉ có một thuốc được sử dụng là metformin. Tác dụng chính của thuốc là làm giảm sản xuất glucose ở gan. Ưu điểm: Không gây tăng cân, không gây hạ đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn, kèm theo tác dụng giảm triglycerid huyết, giảm LDL cholestrol. Nhược điểm: gây rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm toan acid (lactic acidosins, là tác dụng phụ thuộc loại hiếm). Nhóm ức chế men alpha-glucosidase: The Có 3 thuốc thuộc nhóm này là acarbose, voglibose. Tác dụng của thuốc là ức chế alpha-glucosidase, một enzyme nằm ở tế bào biểu mô niêm mạc ruột non đảm nhận việc phân giải các đường disaccharid và carbohydrat, vì vậy sẽ làm giảm sự hấp thu đường tại ruột. Ưu điểm: dùng một mình, thuốc nhóm này không làm tụt đường huyết, cải thiện đường huyết sau ăn. Nhược điểm: Phải dùng theo bữa ăn 3 lần/ngày, gây tác dụng phụ tiêu hóa (đầy bụng, tiêu chảy), thường phải phối hợp với thuốc khác
Nhóm metiglinid (hay glitinid): Xấp rams and Cluan on pa Gồm 2 thuốc repaglinid và nateglinid. Tác dụng của thuốc là kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết ra insulin giống như nhóm sulfonylurea. Ưu điểm: cải thiện đường huyết sau ăn. Nhược điểm: cách dùng phức tạp, phải uống vào ba bữa ăn, tuy nhiên tác dụng hạ đường huyết lệ thuộc lượng gluose hấp thu, nên “có ăn có uống, không ăn không uống thuốc”, thuốc còn gây tăng cân và tụt đường huyết (tần suất và mức độ thấp hơn so với nhóm sulgfonylurea). Nhóm thiazolidinedion (TZD): Gồm 2 thuốc rosiglitazon và pioglitazon. Tác dụng của thuốc là làm tăng sự sử dụng glucose ở mô ngoại biên (mô mỡ cơ) dưới tác dụng của insulin (tức là làm tăng độ nhạy của mô với insulin hay làm giảm sự đề kháng insulin). Ưu điểm: bảo tồn, kéo dài tuổi thọ của tế bào beta, làm tăng HDL-cholesterol và giảm triglycerid, không gây tụt đường huyết. Nhược điểm: tăng cân, gây phù (do giữ nước muối), cần theo dõi chức năng gan do thuốc có thể làm hại gan. Phối hợp thuốc trong điều trị ĐTĐ týp 2 như thế nào? Khởi đầu điều trị ĐTĐ týp 2 thường dùng một thuốc hạ đường huyết uống, nhưng sau một thời gian có một số người bệnh không đáp ứng với đơn trị nữa. Khi đó, việc phối hợp thuốc (dùng 2 hoặc nhiều nhóm thuốc khác nhau) là cần thiết để kiểm soát tốt đường huyết. Có khi, đã phối hợp nhiều thuốc hạ đường huyết uống mà vẫn không kiểm soát được đường huyết, là lúc phải phối hợp thêm insulin
– Một số phối hợp thuốc được dùng rộng rãi: sulfonylurea + biguanid; sulfonylurea + ức chế alpha- glucosidage; sulfonylurea + insulin. – Một số phối hợp thuốc chưa được dùng rộng rãi: sulfonylure + biguanid + insulin; sulfonylurea + TZD; biguanid + ức chế alpha + – glucosidase… Người dùng thuốc trị bệnh ĐTĐ cần lưu ý gì? – Hợp tác tốt với bác sĩ trong điều trị, thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể lực. Nên: dùng thuốc theo đúng chỉ định đều đặn, liên tục Không nên: bắt chước uống loại thuốc của người khác, ngưng thuốc vì thấy đường huyết về bình thường, tự ý tăng liều thuốc cho mau khỏi bệnh. – Nếu được chỉ định dùng insulin phải biết cách tự sử dụng insulin để chủ động dùng thuốc. Phải biết tự theo dõi đường huyết và phát hiện các biến chứng (như biết triệu chứng của hạ đường huyết: đói, mệt, đổ mồ hội, bủn rủn tay chân… để xử lý bằng cách uống nước đường, ngậm kẹo) và báo ngay cho bác sĩ khi dùng thuốc có những bất thường. – Đối với thuốc hạ đường huyết uống phải dùng thuốc đúng cách. Như dùng thuốc trước bữa ăn, cùng với bữa ăn hay sau bữa ăn tùy theo loại thuốc (như repaglirid nên uống 30 phút trước khi ăn, trong khi metformin, nhóm TZD nên uống cùng bữa ăn hay ngay sau bữa ăn, acarbose nên uống ngay khi bắt đầu ăn)